Hơn nửa thế kỷ sống và vẽ

Bắt đầu vẽ tranh từ trước năm 1965, nhưng đến năm 2005 ông mới bắt đầu thành công chút xíu về thương mại, Mấy chục năm sáng tác liên tục, có lẽ nhờ xem vẽ là lẽ sống, mà ngày nay Lê Triều Điển là một trong những tên tuổi thế giá của mỹ thuật đương đại Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Có mấy dòng “phù sa” chính làm nên họa giới Lê Triều Điển. Đầu tiên là sự bàng bạc của văn minh sông Mê Kông, CỦa văn hóa Óc Eo và Phật giáo Nam tông. Tiếp đến là chất thơ được ông hấp thụ từ nhỏ, cũng như từ chính người vợ của mình: nhà thơ Phạm Thị Quý, tức họa sĩ Hồng Lĩnh. Thứ ba, đó là tinh thần tự do trong sáng tạo được ông chọn lựa như là một triết lý sống, triết lý này qua phong cách biểu hiện – trừu tượng càng được đơm hoa, kết trái.

Trong phong cách biểu hiện – trừu tượng của Lê Triều Điển, ông còn tích hợp thêm ngôn ngữ ký hiệu, biểu tượng và lập thể. Nói chung mới nhìn thì thấy Lê Triều Điển vẽ dễ dàng, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng ông vẽ dễ dãi, không biết vẽ. Nhưng khi bước qua các câu nệ cứng nhắc kiểu trường quy đó, mới thấy rằng Lê Triều Điển vẽ không cốt để đúng, để đạt tới sự đem đẹp, mà vẽ như nhu cầu tự tại, vẽ với tinh thần nhí nhiên. Nói nôm na, với Sự tự học và khổ luyện trong nhiều chục năm, Lê Triều Điển muốn vẽ phong cách nào, ngôn ngữ nào cũng có thể, chỉ cần tập trong một thời gian ngắn là xong. Cho nên, vẽ như ông đang vẽ chính là một chọn lựa, chứ không phải vì không thể vẽ, không biết vẽ như nhiều người lầm tưởng.

Lê Triều Điển vẽ tranh từ trước năm 1965, miệt mài không ngưng nghỉ, đôi khi chỉ tạm dừng vài tháng để làm gốm, đắp phù điêu, làm sắp đặt…, nhưng có lẽ đến năm 2005 ông mới bắt đầu thành công chút xíu về thương mại. Mấy chục năm sáng tác liên tục, tác phẩm của ông “vui vẻ” và “âm thầm” đi vào đời sống bằng nhiều cách, mà nếu nói về việc bán, là rất… “hữu nghị”. Vì sao vậy? Có lẽ do ngôn ngữ biểu hiện hồn nhiên mà ông sớm theo đuổi vẫn còn một khoảng cách khá xa với mặt bằng thẩm mỹ của giới chơi tranh trong nước. Thật vậy, chỉ khi Galerie Dumonteil – có trụ sở tại Paris, New York và Thượng Hải – phát hiện ra Lê Triều Điển sau này, tình hình mới thay đổi đến chóng mặt. Trong nước, họ lùng mua lại hầu hết tranh và các tác phẩm còn lưu hành “dân gian”; ở quốc tế, họ tổ chức những triển lãm lớn, tái định giá và nâng giá Lê Triều Điển lên mức cao chót vót.

Có được điều này, ngoài nhu cầu tự thân, Lê Triều Điển còn được sự hỗ trợ nhiệt thành Của vợ. Trong căn nhà chật hẹp và đông con tại Gò Vấp, họ đã sống những năm tháng khó khăn, nhưng căn bản là vui vẻ. Những lúc bán được tác phẩm, dù ít dù nhiều, nhà thơ Phạm Thị Quý đều biết vun vén làm mấy phần, cho con ăn học và mua vật liệu cho chồng sáng tác là hai phần Ưu tiên. Không có SỰ Vun vén, sẻ chia, chịu khó này thì Lê Triều Điển khó đi trên một hành trình dài đằng đẵng và tốn kém như vậy. Tính từ năm 1968 đến nay ông đã có gần 15 triển lãm cá nhân và hàng trăm triển lãm nhóm, trong nghề sẽ biết những tổn kém là không nhỏ. Dường như chỉ có vài triển lãm gần đây do giới SƯU tập và đầu tư làm là ông vừa không tốn kém, vừa được vinh danh.

Ngay sau năm 1975, khi trở về tỉnh Vĩnh Long, Lê Triều Điển đã xốc lại phong trào mỹ thuật tại đây, Phạm Thị Quý đã liền sát cánh. Chị lo từ biên tập ý tưởng, hoàn chỉnh văn bản cho tới cả chuyện bếp núc, hậu cần cho nhiều người. “Hội Tượng hình Cửu Long năng nổ, đa dạng và đa phong cách. Vừa say mê sáng tác, vừa đào tạo cả một lớp năng khiếu trẻ mang cùng một nghiệp dĩ nghệ thuật. Anh sắp xếp lưu hành cho từng lớp bằng hữu dự trại sáng tác, rồi bôn ba liên lạc các tỉnh từ miền Tây đến Sài Gòn, Đà Lạt,… để tổ chức nhiều buổi triển lãm hội họa” – nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm kể lại. Từ đầu năm 2001, Lê Triều Điển đồng sáng lập và làm chủ nhiệm CLB Mekong Art, quy tụ rất nhiều họa sĩ ở Nam bộ – đặc biệt các họa sĩ tự học – tham dự. Họ đã tổ chức hàng chục triển lãm quy mô ở nhiều nơi, ra tận miền Trung, miền Bắc và cả nước ngoài. Dấu ấn của nhà thơ Phạm Thị Quý – lúc này có thêm nghệ danh họa sĩ Hồng Lĩnh – là rất lớn. Hoàn toàn có thể nói nếu vắng chị, một cá tính lãng đãng như Lê Triều Điển khó làm nổi.

Tất cả những điều vừa kể cùng hòa điệu để tái hiện nên vùng đất Nam bộ, hẹp hơn là đời sống người Khmer trong họa giới của Lê Triều Điển. Văn hóa Khmer, nơi mà từ nhỏ Lê Triều Điển đã hơn là sự yêu mến, nó là tự tình, là huyết quản. Đúng như nhận xét Của nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm: “Tôi đi vào tranh Lê Triều Điển cũng bằng tâm thức đó. Thật sự nhiều lúc, với họa bút của Lê Triều Điển thay đổi theo từng giai đoạn thời gian, nên sự chuyển biển đã đưa đẩy ta bao nhiêu lần đi vào ngõ cụt của hiểu biết. Phải buông thông suy tư, chối bỏ sự năng động của trí óc, và phải đi thẳng vào thế giới riêng tư của họa sĩ. Xuyên qua lớp màu sắc, nhiều lúc bay lượn quanh ta làm ngập đi cảm thông, làm choáng váng cả đầu óc trí khôn, biết đâu chừng giai đoạn tẩu hỏa nhập ma làm đảo lộn cả nhận thức… Sự cảm thông vi diệu, Sự nhiệt tình lăn xả, hy sinh cho nghệ thuật Của Lê Triều Điển, đã khiến tranh anh có một giá trị nhân bản cực hiểm”.

Hoàn toàn có thể nói tranh Lê Triều Điển khó trộn lẫn với bất kỳ họa sĩ nào. Trong nước, sau nhiều thập niên bị coi thường và lạnh nhạt, ngày nay tranh của ông đang dần được các nhà sưu tập có trình độ và sự độc lập về thẩm mỹ lùng kiếm. Ngoài nước, ông đang là tiếng nói thời danh của một số phòng tranh thương mại chuyên nghiệp.

Như Hà

7a2e96bf03e5f6bbaff4

IMG_8008 IMG_8009 IMG_8010 IMG_8011 IMG_8013 IMG_8014 z2480971082616_455c306fffff5b401bd616a5460ebe02 z2480971089085_2ebb648f89c9b2cbbaffc244083e25a0 z2480971090425_9927031be5faeeb15d22e5db43ebba63 z2480971092310_90be0087be35561425c45c43432b7085 z2480971096371_a43c5208a0b89a546ec2678b5a3995ec z2480971109183_446fadacf9b6bb030b729c1f906cdca9 z2480971111235_fc5209dca3381bde218aaf8da89133a7 z2480971113606_95a0203fdd62a0b51a846fcc2eb3e586 z2480971121061_a20504be2f84af6161d567cb9e0ec091 z2480971124979_5879c4115961b76ebb334da5ea27fd04 z2480971128952_a31b91bbad0320b8ff726cfa7a6704ab z2480971134229_a3feabb64a2ae934a4d6ed6dcecac36a z2480971136357_e1b5e2ce31f42ad081d3c25c869af306 z2480971138335_3229d2917981e0a4eab706d8ed1a453d z2480971151163_d859a97778701390e2bee28ecb2346d7 z2481044350754_b91424109d595ab20a447f34bc6458d5 z2481044354216_234e146097a912d111e455a4609350c5 z2481044361124_7cf129bd93099ff422ab21efef7c1ccc z2481044384238_102d0cf49ead8777978ee8549953f729 z2481044395593_2c4178bed7fddbf2900cace5fe3779e1 z2481044429946_cece37928e06cbb2fbd07815b4f93f81 z2481044435708_fb5c447b0172a6c32b274b1303e32df6 z2481044444869_ab7d4810b5df2a37f23ab04c7b6148c6

You May Like This

Leave a Reply