Notice: Undefined index: tabs in /home/hoimythu/public_html/wp-content/themes/margot/inc/shortcodes/shortcodes.php on line 78

Notice: Undefined variable: return in /home/hoimythu/public_html/wp-content/themes/margot/inc/shortcodes/shortcodes.php on line 88

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH. 

Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội chính trị nghề nghiệp, sau này được sắp vào diện hội đặc thù. Nhiệm vụ của Hội là tổ chức, tập họp, quy tụ các nghệ sĩ họat động trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình lẫn mỹ thuật ứng dụng. Phương châm hoạt động của Hội là đoàn kết, tôn trọng sự tự do sáng tạo của mọi tầng lớp nghệ sĩmỹ thuật trên cơ sở đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng; tiếp thu tinh hoa vănhóa mỹ thuật thế giới; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Lịch sử của Hội Mỹ thuật  thành phố Hồ Chí Minh là một dòng chảy của toàn bộ các hoạt động tập họp, tổ chức phát huy sáng tạo cá nhân của các hội viên thông qua các chuyên ngành, các câu lạc bộ để phục vụ cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung từ 1975 cho đến nay…

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách xuyên suốt của hoạt động mỹ thuật cách mạng thì có thể kết nối sự kiện sự ra đời của Phòng Hội họa Giải phóng như là tiền thân của Hội Mỹ thuật thành phố mang tên Bác Hồ.Phòng Hội họa là biểu tượng của sự tập hợp lực lượng nghệ sĩ mỹ thuật giải phóng phục vụ cho cuộc kháng chiến giải phóng hoàn toàn miền Nam dưới sự lãnh đạo của Trung Ương Cục “R”.

Trong những tháng cuối năm 2013, tại thànhphố Hồ Chí Minh cũng làm Lễ Kỷ niệm 50 thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP,Hồ chí Minh ( 1963-2013). Tiền thân của Liên hiệp cũng chính là Hội Văn nghệ Giải phóng Khu Sài Gòn-Gia Định thành lập năm 1963 .

Nếu lấy mốc lịch sử là ngày thống nhất đất nước thì chúng ta có thể khái quát phân chia chuỗi hoạt động từ khi thành lập Hội Mỹ thuật cho đến nay ra các giai đoạn như sau:

*Giai đoạn từ 1975 đến 1981

Sau khi miền Nam hoàntoàn giải phóng, nước nhà thống nhất, các nghệ sĩ từ Phòng Hội họa Giải phóng trở về Sài Gòn để tiếp quản các trường mỹ thuật, các cơ quan văn hóa liên quan đến mỹ thuật. Họa sĩ Cổ Tấn Long Châu và Nguyễn Văn Kính về tiếp quản haitrường mỹ thuật: Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (thành lập cuối năm 1954)và Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định( tiền thân là Trường Vẽ Gia Định, thànhlập năm 1913). Dưới sự lãnh đạo của Nhà Nước Cách mạng, ngay sau ngày Giảiphóng hai trường này được sáp nhập lại thành một trường với tên gọi mới làTrường Cao đẳng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (đến năm 1981 thì Bộ Văn Hóa mới cho phép Trường Mỹ Thuật Hà Nội và Trường Cao đẳng Mỹ thuật TP,Hồ Chí Minh trở thành Trường Đại học. Cho nên chúng ta có Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 19-5-1975, tại Thư viện Quốc gia Sài Gòn, chính quyền cách mạng đã tổ chức cuộc triển lãm mỹ thuật giải phóng đầu tiên mừng Sinh nhật lần thứ 85 của Bác Hồ gồm nhiều tranh ký họa, tranh bột màu và sơn dầu đề tài chiến tranh của các họa sĩ từ chiến khu ra.

Hồi ấy, lực lượng mỹ thuật tập trung tại thành phố gồm các nghệ sĩ từ chiến khu ra (R), từ miền Bắcvào (A) và lực lượng họa sĩ của Sài Gòn. Như vậy, chúng ta có lực lượng nghệ sĩ xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau: miền Bắc, Liên Xô,Ba Lan, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Trung Quốc, miền Nam, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật, Anh…Đây là nét đặc trưng riêng của mỹ thuật Sài Gòn sau giải phóng.

Kế tiếp gần hai tháng sau, ngày 4 và 5 tháng7 năm 1975 Hội nghị lần thứ nhất ngành mỹ thuật giải phóng được tổ chức.

Đây là cuộc vận động nhằm mục đính thống nhấtlực lượng mỹ thuật “R”,”A” và tại chỗ. Ngay sau đó Hội Mỹ thuật Giải phóng ra đời. Có thể nói đây là bước chuyển mình từ Phòng Hội họa Giải phóng thành Hội Mỹ thuật Giải phóng để lãnh đạo lực lượng mỹ thuật thống nhất nói trên.

So với giai đoạn thứ nhất (từ 1975 trở về trước) thì giai đoạn hợp nhất này lực lượng nghệ sĩ và tài năng nghệ thuật được nâng lên; quy mô tác phẩm được sáng tác bắt đầu lớn hơn,chất lượng sâu hơn, đề tài sáng tác phong phú hơn, hình thức thể hiện đa dạng hơn trước.(trước kia đa số là ký họa).

Thời gian này hoạt động sáng tác mỹ thuật chủ yếu phục vụ cho các ngày lễ lớn trong năm hay các sự kiện chính trị quan trọng.

Lúc này, ngoài lực lượng nghệ sĩ từ chiến khura được phân công lãnh đạo tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật gồm: Huỳnh Phương Đông, Quách Phong, Phạm Đỗ Đồng, Nguyễn Thanh Châu và tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh gồm: Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn Kính.

Trong giai đoạn này nhiều nghệ sĩ, chiến sĩ từ chiến khu ra được đưa vào Trường Mỹ thuật để đào tạo,nâng cao hơn về tay nghề; như các anh chị Phan Phương Trực, Phạm Chiến, PhanOánh, Nguyễn Toàn Thi, Phan Hữu Thiện, Phan Hoài Phi, Võ Thanh Hoàng, Lê Dân,Vũ Thanh Hoa, Hồng Xuân, Đặng Ái Việt, Hà Thị Hạnh, Trần Xuân Hòa, Liêu Tử Phong, Kao Vân Khánh, Thái Kiến Huê, Ba Trắng, Lê Minh, Phạm Chiến, Ngô Đồng,Lê Anh Ty, Phạm Anh Tỵ, Phạm Hồng Phong…

Trong những năm đầu sau khi thống nhất đất nước, Trường Mỹ thuật và tổ chức chuyên môn là Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được coi là pháo đài tư tưởng nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.

Vào tháng 12-1976 cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng và rất mới đối với giới nghệ sĩ mỹ thuật sống tại Sài Gòn. Tại cuộc triển lãm này có 800 tác phẩm được trưng bày, trong đó có 200 từ miền Nam gửi ra. Đây cũng là lần đầu tiên triển lãm mỹ thuật toàn quốc tập hợp được nghệ sĩ ba miền, đúng nghĩa “Bắc Nam một nước, văn nghệ một nhà”.

Xét về góc độ nghề nghiệp thì khoảng thời gian này là điều kiện tốt để các họa sĩ chuyên vẽ về ký họa bắt đầu đi sâu vào sáng tác tranh thật sự.

Sau hội nghị hiệp thương 2 năm thì Hội Mỹ thuật Giải phóng giải tán. Lúc này lực lượng nghệ sĩ mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Giải phóng tách ra làm hai nhóm: một nhóm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Mỹ thuật trực thuộc Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm thứ hai đứng ra thành lập chi nhánh phía Nam của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Điểm đặc biệt của giai đoạn này là sự ra đời của Bảo tàng Quân khu 7, ở đó tập trung tuyển chọn, trưngbày các tác phẩm mỹ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng.

Đến tháng 5 /1978 giới mỹ thuật thành phố mới có cuộc triển lãm mỹ thuật quy mô lớn, lấy tên làTriển lãm mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất, để chào mừng Kỷ niệmsinh nhật lần thứ 88 của Bác Hồ. Triển lãm trưng bày khoảng 300 tác phẩm của130 tác giả các vùng miền đang sống tại đây. Có thể nói đây là bước tập họp lựclượng quy mô rộng lớn đầu tiên (ba năm trước,năm 1975, triển lãm cho mừng Sinhnhật Bc Hồ chỉ có tác phẩm của họa sĩ từ chiến khu ra )..

Từ năm 1979, đất nước chúng ta lại bước vàogiai đoạn lịch sử cam go: vừa hòa bình lại vừa có chiến tranh. Lúc này lực lượng nghệ sĩ  từ mọi vùng miền, mọi nguồn đào tạo được tập hợp để phục vụ cho công cuộc cải tạo xã hội, xây dựng,bảo vệ nhà nước cách mạng… đồng thời chiến đấu chống quân xâm lược từ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng nghệ sĩ cả thành phố cũng như cả nước thể hiện vai trò”nghệ sĩ vẫn là chiến sĩ” trong các tác phẩm tố cáo âm mưu thâm độc của kẻ thù lấn chiếm biên giới Tây Nam và phía Bắc. Chưa bao giờ truyền thống yêu nước trỗi dậy mạnh như lúc này. Nhiều tác phẩm nghệ thuật lúc này làm bừng dậy hào khí chiến đấu chống ngoại xâm. Các nghệ sĩ đã thể hiện thái độ yêu nước quyết tâm giữ vững biên cương, chống kẻ thù bành trướng bằng nhiều đợt sáng tác tranh cổ động; đồng thời tham gia sáng tác chống lại các sản phẩm văn hóa đồi trụy, góp phần xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa.

Nếu khoảng thời gian13 năm từ 1962-1975 là thời kỳ mà tại chiến khu, trên các mặt trận người nghệ sĩ đã cống hiến xương máu, hy sinh oanh liệt cho công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, hòa bình cho đất nước thì khoảng thời gian sáu năm từ 1975 -1981 là  giai đoạn mà người nghệ sĩ cùng toàn dân bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tựchủ  đồng thời chống lại dã tâm của  kẻ thù xâm lăng biên giới phía Nam và biên giới phía Bắc trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp.

 

*Giai đoạn  từ 1981 đến 1986

Đây là giai đoạn mà các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước đã hàm chứa những nhu cầu, khát vọng phải đổi mới, thoát khỏi cơ chế quan liêu, nền kinh tế bao cấp trì trệ đi cùng với nạn “ngăn sông cấm chợ”.Trong giai đoạn này tại thành phố có sự ra đời của các hội chuyên ngành văn học nghệ thuật, trong đó có Hội Mỹ Thuật Thành phố Hố Chí Minh (1981).

Hội Mỹ thuật ra đời theo quyết định  số 276/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh (ký ngày 28 -11-1981) là bước ngoặt cực kỳ quan trọng,khẳng định đây là đoàn thể chính trị xã hội nghề nghiệp dưới sự lãnh đạo củaThành ủy và đi theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Hội Mỹ thuật ra đờivới số hội viên gần 300 người, hoạt động theo sáu chuyên ngành: hội họa, điêukhắc, đồ họa, lý luận, trang trí nội thất và mỹ nghệ.

Cũng trong năm 1981 Trường Cao đẳng Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh được nâng cấp, đổi tên thành Đại học Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh như đã nói ở trên ; qua đó cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về sự phát triển của lĩnh vực mỹ thuật cả nước.

Trong nửa nhiệm kỳ thứ nhất của Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (1981- 1985), các hoạt động mỹ thuật của thành phố đã đi vào quy cũ hơn với các chuyên ngành theo sự định hướng củamột tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp. Lúc này trong Ban chấp hành Hội Mỹ thuật là sự kết hợp của  bốn thành phần như :

*Một là những nghệ sĩ đang trực tiếp tập hợp, quản lý các họat độngsáng tác mỹ thuật tại thành phố như: Trang Phượng, Quách Phong, Diệp Minh Châu,Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Nguyễn Thanh Châu…

*Hai là lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật như: Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Phước Sanh, Hoàng Trầm, Phạm Mười, Trịnh Kim Vinh…

*Ba là các cán bộ chiến sĩ đang theo học tại Trường Đại học Mỹ thuật như: Hà Thị Hạnh, Nguyễn Xuân Đông, Võ Xưởng, Phan Oánh, Trần Xuân Hòa,

*Bốn là các nghệ sĩ ở Sài Gòn như: Nguyễn Trung, Nguyễn Văn Triêm, Lê Bá Đáng, Mai Lang Phương, Nguyễn Văn Đôn…

Cũng như giai đoạn 1975-1981, thời kỳ này hoạtđộng mỹ thuật vẫn nằm trong sự vận hành của nền kinh tế tập trung, quan liêu,bao cấp. Đây là giai đoạn mà chiến sĩ chúng ta đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biên giới, chống ngoại xâm với sự ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân trong đó có văn nghệ sĩ,.

Khoảng thời gian nầy dù là thời bình nhưng cuộc sống nói chung vẫn còn hết sức gian khổ; cho nên tại thành phố chúng ta chưa có tác giả nào tổ chức triển lãm cá nhân.

 

*Giai đoạn từ 1986 đến 1992

Năm 1986 Đảng và Nhà nước ta chủ trương banhành chính sách mở cửa, hội nhập về kinh tế và văn hóa để đổi mới đưa cả nướcđi lên thoát khỏi cảnh khó khăn của nền kinh tế hậu chiến và kẻ thù âm mưu xâm lấn, gây chiến ở biên giới phía Nam và phía Bắc. Có thể nói đây là liều thuốc hồi sinh cho nên giai đoạn nầy tất cả các lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,văn học nghệ thuật bắt đầu có sự chuyển mình để hướng vào xu thế mở cửa, hộinhập. Các đặc điểm đáng nhớ của giai đoạn này có thể liệt kê như sau:

1. Đây cũng là thời gian mở đầu, làm hồi sinh tất cả các lãnh vực mỹ thuật ứng dụng của Sài Gòn-Gia Định, thể hiện sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước đối với hoạt động mỹ thuật và sự tìm tòi đổimới của các nghệ sĩ, chiến sĩ về ngôn ngữ nghệ thuật. Nhiều cơ sở sản xuất mỹ thuật đời sống ra đời.

2. Sự ra đời của Bảo tàng Mỹ thuật vào năm 1987, cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác sưu tập, đánh giá, giữ gìn, bảo tồn, trưng bày, phổ biến tác phẩm mỹ thuật để tiến dần đến hệ thống tổ chức quản lý sáng tác. Tại Bảo tàng Mỹ thuật,  giám đốc-họa sĩ Nguyễn Toàn Thi đã dựng bia kỷ niệm các liệt sĩ của Phòng Hội họa Giải phóng và hàng năm tổ chức ngày tưởng niệm các nghệ sĩ-chiến sĩ đã hy sinh…

3. Nhờ sự đổi mới mà hoạt động sáng tác, triển lãm mỹ thuật đã bắt đầu có sức sống mới kể từ năm 1988, khởi đầu chocác triển lãm là cuộc triển lãm cá nhân của họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh).Theo thống kê của Hội Mỹ thuật, trong năm 1988 có đến 26 lượt triển lãm và số lần triển lãm cứ tăng dần lên những năm sau đó. Đến năm 1992 thì  tổng số lần triển lãm tăng vọt lên 130. Từ đócho đến năm 2011, sau 19 năm chưa có năm nào có số lượt triển lãm vượt trên consố 120 lượt (năm 1993 có 128 triển lãm).

4. Đỉnh cao của sự chuyển biến dẫn đến về phong phú hóa các khuynh hướng biểu đạt nghệ thuật thể hiện trong cuộc triển lãm chuyên đề về tranh trừu tượng được tổ chức tại Gallery Hoàng Hạc (số2 Lê Duẩn) vào năm 1992. Đây là cuộc giao lưu về nghệ thuật trừu tượng giữa họasĩ TP.Hồ Chí Minh và các họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Hiện đại của Singapore dohọa sĩ Thomas Yeo dẫn đầu. Giai đoạn này là bước đệm cho thời kỳ đổi mới, đưamỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh lên bước phát triển mới.

5. Thêm một điểm đáng nhớ là tronggiai đoạn này là sự kiện mỹ thuật quan trọng: cuộc triển lãm mỹ thuật quốc tế”Cái nhìn từ hai phía” tổ chức tại Hoa Kỳ do sự vận động của họa sĩ David Thomas. Đây là cuộc triển lãm giao lưu giữa các họa sĩ-cựu chiến binhViệt Nam và Hoa Kỳ; mở đầu cho nhiều cuộc triển lãm giao lưu quốc tế, sưu tậptranh ký họa kháng chiến của họa sĩ Việt Nam.

6.Tại Trường Đại Học Mỹ thuật, Bộ Văn hóa cho phép Ban Giám Hiệu nhà trường vận dụng chủ trương “Mềm hóa mục tiêu đào tạo” để mở thêm Khoa Mỹ thuật ứng dụng đào tạo nguồn nhân lựccó khả năng đưa mỹ thuật vào kinh tế sản xuất, thẩm mỹ hóa sản phẩm xã hội,phục vụ cho nhu cầu mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa trong thời đại mới.Tiếp theo sau đó là hàng loạt trường trong nước và thành phố Hồ Chí Minh, ngành mỹ thuật, thiết kế ra đời đẩy mạnh nhịp sống đổi mới của nền kinh tế thị trường. Từ đó con số  sinh viên tốt nghiệp ra trường  trở thành nghệ sĩ mỹ thuật hàng năm mỗi tăng lên.

Sự kiện này cũng tác động đến vai trò của Hội Mỹ thuật như là sân sau dành chonhững sinh viên mỹ thuật tập hợp để đi vào hoạt động chuyên nghiệp.

7. Sau khi các cuộc triển lãm cá nhân, sự giao lưu của các nghệ sĩ ở thành phố với các địa phương ,với nước ngoài thì tại thành phố nàycũng xuất hiện các mạnh thường quân, các nhà söu tập tranh hỗ trợ cho hoạt động mỹ thuật như: ông Nguyễn Đăng Quang, bà Quỳnh Nga (chủ nhà hàng Thanh Niên) và bắt đầu có các gallery ra đời…

 

*Giai đoạn từ 1992 cho đến ngày nay

Đây là giai đoạn dài nhất kéo dài  20 năm, cũng là thời gian mà công cuộc đổi mới, hội nhập tác động toàn diện, mọi mặt của đời sống, trong đó có hoạt động mỹ thuật. Những đặc điểm chủ yếu của thời gian này có thể kể như sau:

1. Nhiều trường lớp, chuyên ngành mỹ thuật tiếp tục ra đời, trong đó có các chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng. Nhiềuhội chuyên ngành của lãnh vực này ra đời như: Hiệp hội Quảng cáo, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn, Hội Mỹ nghệ chế biến gỗ…với nhiều cuộc thi thiết kế từ nội địa cho đến quốc tế: logo, biểu tượng, thời trang, poster, kim hoàn, trang trí nộithất…Có một số họa sĩ trẻ, nhà thiết kế của chúng ta đạt Giải thưởng quốc tế về thi thiết kế thời trang và đồ họa: Ngô Thái Uyên, Mai Thu Ngân…

2*Thành quả của chủ trương đổi mới đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động các hội chuyên ngành thông qua sự quan tâm của lãnh đạo, sự đoàn kết, nhiệt tình của Ban Chấp hành, sự phấn khởi của nghệ sĩ cho nên mỗi năm Hội Mỹ Thuật tổ chức từ tám đến mười trại sáng tác để đưa nghệ sĩ thâm nhập thực tế đời sống từ Quảng Trị trở vào Cà Mau.Hội đã thiết lập quy chế hoạt động của trại sáng tác rất chặt chẽ.

Qua đó hực hiện phương châm: Nghệ thuật gắn liền với thực tế đời sống; đưa kết quả sáng tác, tác phẩm của các trại về phục vụ cho nhân dân các địa phương…qua đó tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương bạn.

Đặc biệt là phương pháp đầu tư sáng tác của Hội rất thực tế. Rút kinh nghiệm về các đầu tư sáng tác của các nhiệm kỳ trước: ứng tiền trước, nghiệm thu tác phẩm sau…dẫn đến một số tác giả nợ đầu tư. Trong hai nhiệm kỳ qua việc xét chọn đầu tư dựa trên kết quả chất lượng tác phẩm được Hội đồng Nghệ thuật tuyển chọn.Cách này hợp lý được mọi người tán thành, kích thích sự sáng tạo.

3*Liên tục có nhiều cuộc triển lãm giao lưu giữa Việt Nam và quốc tế; nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam đoạt Giải thưởng quốc tế như Philip Morris, Nokia; nhiều nhà sưu tập tranh quốc tế vào Việt Nam để khởi động thị trường tranh; đời sống của nghệ sĩ đã khá hơn trước.

4*Một số nghệ sĩ trẻ bắt đầu tiếp cận, thực hành sáng tác theo ngôn ngữ nghệ thuật hậu hiện đại như:Nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn với các tác giả: Lê Tùng Quan, Mai Anh Dũng, Đỗ Xuân Tịnh, Cao Tuân, Nguyễn Hồng Sơn, Ngô Thái Uyên, Ly Hoàng Ly,Ngô Lực, Nguyễn Như Huy, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Kiều Giang, Châu Giang,Phan Đình Phúc…Cuộc triển lãm theo khuynh hướng này diễn ra đầu tiên vào ngày18/04/1997 tại không gian của Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều năm qua, mặc dù giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh có tiếp cận với các ngôn ngữ hậu hiện đại như vừa nói ở trên, nhưng trên thực tế ứng dụng thì trong thời gian qua cho thấy họ không coi đó là ngôn ngữ được yêu thích mà chỉ là sự thể hiện cho biết. Trên thực tế họ không được giảng dạy và học tập loại ngôn ngữ này.

*Ghi chú: Body Painting là một biểu hiện của Body Art nhưng nó nhẹ nhàng hơn nhiều.

Thực hiện chủ trương của cấp trên là các Hội chuyên ngành tìm cách dần dần trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo Hội cũng như trước sự nhiệt tình, tài năng sáng tạo trẻ Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật có nhiều biện pháp tiếp cận lực lượng ngay ở hai năm cuối của Trường Mỹ thuật để khuyến khích,động viên họ tham gia dần vào không gian chuyên nghiệp. Từ đó đã thu hút, tập hợp lực lượng nghệ sĩ trẻ có tham gia sáng tác theo đề nghị của Hội và đã  xem xét hỗ trợ kinh phí cho tác giả trẻ có tác phẩm tốt được Hội đồng Nghệ thuật bình chọn, mời các tác giả trẻ tham gia các trại sáng tác của Hội.

Đây là biện pháp thiết thực để giúp các bạn trẻ tích lũy được hoạt động sáng tạo,thành tích, quen dần với không gian chuyên nghiệp…rồi dựa vào đó mà kết nạp ngay sau khi các tác giả trẻ này vừa tốt nghiệp, rời nhà trường.

Đặc biệt là cứ hai năm một lần Hội Mỹ thuật thành phố phối hợp với trường Đại học Mỹ thuật TP, Hồ Chí Minh và sự hỗ trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức sự kiện Biennale Mỹ thuật Trẻ vào các năm lẻ như 2009,2011,2013…

5*Các khuynh hướng ngôn ngữ nghệ thuật thị giác được mở rộng ngày càng nhiều. Ngày nay mọi người đã quen với các ngôn ngữ mà trước khi mở cửa hội nhập còn lạ lẫm, chưa được các nghệ sĩ mạnh dạn thể hiện: lập thể, bán trừu tượng, trừu tượng và một số cách diễn đạt của ngôn ngữ hậu hiện đại như nghệ thuật sắp đặt (Installation art), nghệ thuật trình diễn (Performance art), Nghệ thuật kỹ thuật số (Digital art). Khuynh hướng nghệ thuật thân thể (Body art) chưa phổ biến nhưng ngôn ngữ vẽ trên người (Body Painting) đã đang được nhiều bạn trẻ thành phố sử dụng trong các sự kiện văn hóa.

6*Số lượng Câu Lạc Bộ của Hội Mỹ thuật thành phố tăng lên đến mười lãnh vực:  Câu lạc bộ họa sĩ trẻ, Câu lạc bộ họa sĩ nữ,Câu lạc bộ họa sĩ cao tuổi, Câu lạc bộ họa sĩ cựu chiến binh-kháng chiến, Câu Lạc bộ mỹ thuật Người Hoa và những người yêu thích tranh thủy mặc, Câu Lạc bộ Gốm Mỹ thuật, Câu lạc bộ Sơn mài Sài gòn, Câu lạc Bộ Đồ họa, Câu Lạc bộ DigitalArt, Câu lạc bộ Mê Kông Art.

7*Có rất nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia kháng chiến đã quan tâm nghiên cứu về kỹ thuật, chất liệu để đổimới ngôn ngữ biểu hiện nghệ thuật, có thể kể: Phạm Đỗ Đồng, Bùi Quang Ánh, Phan Phương Trực, Trịnh Thanh Tùng, Dương Sen, Ngô Đồng, Lương Khánh Toàn..Nhiều họasĩ có con em tiếp nối sự nghiệp của mình như: Hoàng Trầm, Trần Văn Phú, Nguyễn Hoàng, Liêu Tử Phong, Phan Oánh…

8*Kinh tế thị trường ngày càng pháttriển, trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam lần lượt tham gia các tổ chứcquốc tế (WTO, ASEAN, APEC…) khiến sự giao lưu quốc tế về văn hóa ngày càng mạnh. Sự cọ xát, giao lưu hoạt động chuyên môn với bè bạn quốc tế cho thấy chúng ta phải đối mặt với những lạc hậu trong cách tổ chức giáo dục đào tạo, sáng tác, tổ chức không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật…

Trên phạm vi toàn quốc nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, giới mỹ thuật chúng ta đang thực sự thiếu những cơ chế,tổ chức, thiết chế văn hóa mang tính chuyên nghiệp cũng như không giảng dạy sinh viên mỹ thuật các khuynh hướng nghệ thuật sau chủ nghĩa ấn tượng cho đến ngày hôm nay. Đây là thiệt thòi rất lớn cho thế hệ trẻ khi cọ sát kiến thức chuyên môn với bạn bè quốc tế.

9*Nhà nước mở rộng quy hoạch, phát triển đô thị, phát triển hệ thống giao thông đô thị, các khu công nghiệp, khu vui chơi, khu thương mại làm cho đời sống, nhịp sống đô thị ngày càng khởi sắc thêm…Đồng thờinhiều công trình tượng đài cách mạng, khu tưởng niệm được Nhà nước quan tâm đầu tư để giáo dục truyền thống cho đời sau. Đây là biện pháp giáo dục rất tốt. Tuy nhiên trên thực tếđã và đang diễn ra nhiều bất cập về thẩm mỹ đô thị do việc xây dựng, do việc quảng cáo vô tổ chức trên đường phố, vô tuyến truyền hình và đặc biệt là có những tình huống ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích văn hóa.

10*Trước sự thâm nhập của văn hóa thế giới một cách ồ ạt, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thực hiện phương châm “Hòa nhập chứ không hòa tan”, văn nghệ sĩ không ngừng phát huy tự do sáng tạo, học tập, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song song đó cùng chung sức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các nghệ sĩ của Hội luôn luôn mở thoáng tư tưởng tư duy sáng tác, nhận thức thẩm mỹ, phát huy sáng tạo cá nhân nhưng vẫn bám sát đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng.

Đặc biệt những năm gần đây, tình hình chính trị của khu vực trở nên phức tạp đã đặt ra cho toàndân, trong đó có giới văn nghệ sĩ sứ mạng phải tiếp tục đấu tranh bảo vệ sự độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam đồng thời luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ “Nghệ sĩ là chiến sĩ”..

11*Tiếp tục duy trì và phát huy các sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng, đề tài học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; gắn tác phẩm với thực tế xã hội Việt Nam, thực tế xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

12*. So với những đầu tư của Nhà nước để kích thích sự tăng trưởng kinh tế thì sự đầu tư về văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật chưa tương xứng, từ đó đã phát sinh nhiều bất cập.Vấnđề đang thôi thúc, nói lên khát vọng cần thiết nhất hiện nay là thành phố chúngta chưa có hệ thống Bảo tàng mỹ thuật được xây dựng mới, đúng chuẩn, hiện đại,mang tính chuyên nghiệp cao.

13* Từ những chuyển động mạnh của chủ trương đổi mới, cho đến nay đã 27 năm sau  đổi mới và 22 năm sau ngày thành lập , Hội Mỹ thuật TP.HCM ngày càng lớn mạnh về tổ chức, số lượng hội viên lẫn chất lượng hoạt động, thể hiện ở sáu chuyên ngành, mười câu lạc bộ với tổng số hội viên hiện nay lên đến 657 người.

14* Những năm gần đây có nhiều cuộc triển lãm giao lưu giữa họa sĩ, nhà điêu khắc thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế. Kinh nghiệm giao lưu quốc tế đã giúp cho các nhà điêu khắc và họa sĩ nữ cónhiều cuộc triển lãm giao lưu rất tốt. Các nhà điêu khắc đã được các nước mời mang tác phẩm ra nước ngoài trưng bày. Đây là thành quả mới của chuyên ngành này.Ngược lại các nhà điêu khắc cũng tổ chức triển lãm giao lưu với các bạn đến từ Hàn quốc, Philipines, Canada… tại không gian của Hội mỹ thuật. Năm 2012 một sự kiện mỹ thuật cực kỳ quan trọng từ trước đến nay,đã đã diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là cuộc triển lãm của họa sĩ nữ quốc tế lần thứ X, do Hội Họasĩ nữ Quốc tế kết hợp với Câu Lạc Bộ họa sĩ nữ của Hội mỹ thuật TP,Hồ Chí Minh tổ chức. Cuộc triển lãm này quy tụ trên 220 tác giả đến từ trên 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có trên 70 họa sĩ nữ Việt Nam tham gia. Sự kiện này đã được Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịchđưa vào một trong bảy sự kiện nổi bật nhất năm 2012.

15*Trong 38 năm qua (từ 1975 đến 2013) dưới sự lãnh đạo của Đảng, của  sáu nhiệm kỳ Ban Chấp Hành Hội Mỹ Thuật đã và đang phát triển từng bước vững chắc về mọi mặt.

Trong sáu nhiệm kỳ qua (tính từ khi thành lập Hội, năm 1981 đến nay) có nhiều nghệ sĩ đã liên tục được hội viên tín nhiệm bầu vào Ban Chấp Hành nhiều năm.

Có hai cá nhân nghệ sĩ và một cán bộ văn phòng đã liên tục phục vụ tại Hội, trong Ban Chấp Hành liên tục trong sáu nhiệm kỳ qua là: họa sĩ Nguyễn Xuân Đông, nhà điêu khắc Phan Gia Hương và Cô Lê Thị Minh Loan, hiện là Chánh Văn Phòng.

Cho đến nay ( năm 2013 ) số lượng các nghệ sĩ  hội viên của Hội đã đạt Giải thưởng Nhà Nước, Giải thưởng Hồ chí Minh, Nhà giáo nhân dân. Nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ ưu tú được thống kê như sau:

*Về Giải thưởng Hồ Chí Minh: Huỳnh Văn Gấm, Diệp Minh Châu, Nguyễn Sáng, Nguyễn Hải, Nguyễn Gia Trí.

*Về Giải thưởng Nhà Nước: Hoàng Trầm, Lê Thị Kim Bạch, Nguyễn Hiêm, Thái Hà, Lưu Công Nhân, Quách Phong,Thanh Châu, Huỳnh Phương Đông, Đinh Rú, Nguyễn Kao Thương, Phạm Mười.

*Về Nghệ sĩ nhân dân: Quách Đống (Lương Đống) , Phan Đắt Trưởng (Phan Phan),Trương Qua.

*Về Nhà giáo nhân dân: Nguyễn Phước Sanh, Hoàng Trầm, Nguyễn Hoàng, Huỳnh Văn Mười (Uyên Huy).

*Về Nhà giáo ưu tú: Nguyễn Xuân Đông, Trịnh Dũng, Đặng Thị Dương, Trương Phi Đức, Lê Đàn, Nguyễn Xuân Tiên, Ngô Túy Phượng, Nguyễn Trung Tín, Trần Hữu Tri,

*Về Nghệ sĩ ưu tú: Phạm Hồng Phong, Phạm Nguyên Cẩn.

15*Qua sáu nhiệm kỳ,danh sách các thành viên trong Ban Chấp hành qua các thời kỳ như sau:

*Nhiệm kỳ thứ nhất từ 1981 đến 1987:

Ban Thư Ký: nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (Tổng Thư ký), họa sĩ Quách Phong (Phó Tổng Thư ký), họa sĩ Cổ TấnLong Châu (Phó Tổng Thư ký), họa sĩ Nguyễn Thanh Châu (Phó Tổng Thư ký), họa sĩThái Hà (Phó Tổng Thư ký), nhà lý luận Trang Phượng (Phó Tổng Thư ký),  họa sĩ Nguyễn Toàn Thi (Phó Tổng Thư ký), nhàđiêu khắc Phạm Mười Ủy viên Ban thường vụ, họa sĩ Huỳnh Phương Đông Ủy viên Banthường vụ, nữ họa sĩ Hà Thị Hạnh Ủy viên Ban thường vụ, họa sĩ Nguyễn Phước Sanh Ủy viên Ban thường vụ.

Các thành viên trong Ban Chấp hành:

Nữ họa sĩ  Trịnh Kim Vinh, nhà điêu khắc nữ Phan Gia Hương, họa sĩ Ca Lê Thắng, họa sĩ Lương Đống, nhà điêu khắc Nguyễn Hải, họa sĩ Nguyễn Xuân Đông, họa sĩ Võ Xưởng, họa sĩ Nguyễn Văn Triêm, họa sĩ Mai Lang Phương, họa sĩ Trương Qua, nhà lý luận Nguyễn Phúc, họa sĩ Nguyễn Đôn, họa sĩ Trương Đức Vinh, họa sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo, họa sĩ Trương Văn Ý, họa sĩ Hoàng Trầm, họa sĩ Lê Bá Đáng, họa sĩ Nguyễn Trung, họa sĩ Huỳnh Bá Thành, họa sĩ Lê Vinh, nhà điêu khắc Lương Thanh Tòng.

*Nhiệm kỳ thứ hai từ 1987 đến 1995:

Ban Thư Ký: nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (Chủ tịch danh dự), họa sĩ Quách Phong (Tổng Thư ký), họa sĩ  Ca Lê Thắng (Phó Tổng Thư ký thường trực),nhà điêu khắc Nguyễn Phước Sanh (Phó Tổng thư ký)  họa sĩ Đào Minh Tri Ủy Viên Ban Thư ký, họa sĩ Nguyễn Thanh Châu Ủy Viên Ban Thư ký, nhà lý luận Trang Phượng Ủy Viên Ban thư ký, Nhà điêu khắc Phan Gia Hương Ủy Viên Ban thư ký,

Các thành viên trong Ban Chấp hành:

Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương, họa sĩ Nguyễn Xuân Đông, họa sĩ Hà Quang Phương, họa sĩ Phan Oánh, họa sĩ Huỳnh Phương Đông, họa sĩ Lương Đống, họa sĩ Nguyễn Trung, họa sĩ Trương ĐứcVinh, họa sĩ Trịnh Kim Vinh, họa sĩ Hoàng Trầm, nhà điêu khắc Nguyễn Hải, nhà điêu khắc Phạm Mười, nhà điêu khắc Trương Đình Quế.

*Nhiệm kỳ thứ ba từ 1995 đến 2000:

Ban Thư Ký: họa sĩ Nguyễn Thanh Châu (Tổng Thư ký), họa sĩ  Ca Lê Thắng (Phó Tổng Thư ký thường trực), họa sĩ Đào Minh Tri (Phó Tổng Thư ký), họa sĩ Quách Phong Ủy Viên Ban Thư ký, nhà lý luận họa sĩ Trang Phượng Ủy Viên Ban Thư ký, nhà điêu khắc Phạm Mười Ủy Viên Ban Thư ký.

Các thành viên trong Ban Chấp hành:

Họa sĩ Hồ Hữu Thủ, họa sĩ Nguyễn Hoàng, họa sĩ Nguyễn Trung, họa sĩ Huỳnh Phương Đông, họa sĩ Lê Thanh Trừ, họa sĩ Nguyễn Xuân Đông, họa sĩ Thái Hà, họa sĩ Trương Hán Minh, nhà điêu khắc Phan Gia Hương.

*Nhiệm kỳ thứ tư từ 2000 đến 2005:

Ban Thư Ký: họa sĩ Nguyễn Thanh Châu (Tổng Thư Ký), họa sĩ Đào Minh Tri (Phó Tổng Thư ký thường trực), nhà lý luận Trang Phượng (Phó Tổng Thư ký), họa sĩ Phạm Đỗ Đồng Ủy Viên Ban Thư ký, họa sĩ Nguyễn Xuân Đông Ủy Viên Ban thư ký.

Các thành viên trong Ban Chấp hành:

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông, họa sĩ Nguyễn Hoàng, họa sĩ Trần Xuân Hòa, họa sĩ Huỳnh Văn Mười, nhà điêu khắc Phan Gia Hương, nhà lý luận Nguyễn Thị Kim Loan, nhà lý luận Hà Văn Ngọc Sương, họa sĩ Hồ Hữu Thủ, họa sĩ Trương Hán Minh, họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.

*Nhiệm kỳ thứ năm từ 2005 đến 2010:

Ban Thư Ký: họa sĩ Đào Minh Tri (Chủ tịch), họa sĩ  Huỳnh Văn Mười (Phó chủ tịch phụ trách hành chánh), họa sĩ Phạm Đổ Đồng (Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn) , họa sĩ Nguyễn Xuân Đông Ủy viên Ban Thường vụ , Nhà điêu khắc Phan Gia Hương Ủy viên Ban Thường vụ .

Các thành viên trong Ban Chấp hành:

Họa sĩ Trương Hán Minh, họa sĩ Nguyễn Trung Tín, họa sĩ Phan Oánh, nhà lý luận Trương Phi Đức, nhà lý luận Nguyễn Thị Kim Loan, họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, họa sĩ Trần Xuân Hòa, họa sĩ Nguyễn Đức Thọ, họa sĩ Dương Sen, họa sĩ Phan Phương Trực.

Ghi chú về sự thay đổi giữa nhiệm kỳ:

*Vào đầu năm 2007 họa sĩ Đào Minh Tri bị đột quy, không đủ sức khỏe để tiếp tục làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội. Ban Chấp Hành đã bầu lại chức danh này và kết quả họa sĩ Huỳnh Văn Mười giữ chức Chủ tịch Hội kiêm phụ trách hành chánh, Phó Chủ tịch là họa sĩ Phạm Đỗ Đồng. họa sĩ Đào Minh Tri giữ vai trỏ Ủy Viên Ban Thường vụ.

*Do yêu cầu tổ chức hoạt động, Ban Thường Vụ đã thống nhất đổi trên Ngành Trang trí Mỹ nghệ thành Ngành Trang trí Mỹ thuật.

*Nhiệm kỳ thứ sáu từ 2010  đến 2015:

Ban Thư Ký: họa sĩ Huỳnh Văn Mười (Chủ tịch) , họa sĩ Nguyễn Xuân Đông (Phó Chủ tịch), họa sĩ Lê Xuân Chiểu (Phó Chủ tịch), họa sĩ Nguyễn Trung Tín Ủy Viên Ban thường vụ, nhà điêu khắc Phan Gia Hương Ủy viên Ban Thường vụ .

Các thành viên trong Ban Chấp hành:

Họa sĩ Nguyễn Đức Thọ, họa sĩ Dương Sen, họa sĩ Phan Oánh, họa sĩ Siu Quý, họa sĩ Mai Anh Dũng,họa sĩ Limkhim Katy, họa sĩ Trương Hán Minh, họa sĩ Trần Văn Quân, nhà điêu khắc Trần Thanh Nam, nhà điêu khắc Phan Gia Hương, nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh.

Ghi chú về sự thay đổi giữa nhiệm kỳ:

*Vào cuối năm 2011 họa sĩ  Nguyễn Xuân Đông vì lý do sức khỏe đã làm đơn xin thôi giữ chức vụ Phó Chủ Tịch . Đến giữa năm 2012 Ban Thường Vụ, Ban Chấp Hành họp xem xét nguyện vọng chính đáng của họa sĩ Nguyễn Xuân Đông, đã đi đến nhất trí để họa sĩ Xuân Đông thôi giữ chức Phó Chủ tịch, chỉ là thành viên của Ban Chấp Hành và tất cả nhất trí đề cử và bầu họa sĩ Siu Quý thay thế chức vụ của họa sĩ Nguyễn Xuân Đông. Và họa sĩ Siu Quý giữ chức vụ Phó Chủ tịch phụ trách hành chánh.

Tóm lại, khi nói  tới lịch sử hoạt động mỹ thuật của thành phố mang tên Bác Hồ thì vai trò của Hội Mỹ Thuật giữ vị trí vô cùng quan trọng, bởi vì nó là ngôi nhà chung của các nghệ sĩ thị giác và nó luôn gắn liền với dòng chảy của mỹ thuật khu vực và thế giới; gắn liền với lịch sử từng bước xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố  .

Hiện nay giới nghệ sĩ mỹ thuật liên tục góp phần của mình vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố trong thời kỳ hội nhập, trong xu thế toàn cầu hóa; quyết tâm góp sức đưa Thành Phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa nghệ thuật phía Nam, trở thành thành phố điểm của du lịch.

 

QUY CHẾ NHẬN HỒ SƠ KẾT NẠP HỘI VIÊN

HỘI MỸ THUẬT TP. CHÍ MINH

 

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của Hội từ tổ chức đến chất lượng sáng tác, triển lãm và chất lượng hội viên. Căn cứ cuộc họp Ban Thường Vụ Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2015, về phương hướng củng cố chất lượng và phát triển hội viên.

 

Dựa trên Quy chế hoạt động Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Ban Công tác Hội viên  xây dựng Quy chế nhận hồ sơ và xét duyệt kết nạp Hội viên Hội Mỹ thuật thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 đã được Ban Thường vụ thống nhất với các tiêu chí như sau:

1-Hồ sơ kết nạp hội viên thống nhất theo mẫu chuẩn của Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: mẫu đơn, mẫu tiểu sử hoạt động nghệ thuật, chứng nhận các giấy tờ liên quan, quy định trình bày hồ sơ (theo mẫu trang 3).

(Mẫu hồ sơ nhận tại Văn phòng Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 10, và nộp hồ sơ hạn chót vào cuối tháng 11 hàng năm).

 

2-Tiêu chuẩn nhận hồ sơ gia nhập hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh được tính điểm cụ thể như sau:

  • Về Triển lãm tranh, tượng

-Tham gia triển lãm mỹ thuật Câu lạc bộ; Triển lãm nhóm trong nước và ngoài nước, mỗi lần triển lãm tính 1 điểm.

 

-Tham dự triển lãm Mỹ thuật chuyên đề của Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần tham dự triển lãm tính 2 điểm.

 

-Tham dự triển lãm Mỹ thuật của Bộ Văn hoá; Cục Mỹ thuật Việt Nam; triển lãm Mỹ thuật cấp Trung ương, Triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam; triển lãm khu vực của Hội Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm Văn học Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh; triển lãm Báo cáo kết quả Trại Sáng tác và Sáng tác mới của Hội Mỹ thuật Thành phố. Mỗi lần tham dự triển lãm tính 3 điểm.

-Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (Mỹ thuật toàn quốc 5 năm), tính 4 điểm.

 

-Triển lãm Mỹ thuật cá nhân trong nước và ngoài nước, mỗi triển lãm tính 5 điểm.

 

  • Về Lý luận-Phê bình Mỹ thuật

-Bài viết Lý luận, Phê bình Mỹ thuật được công nhận đăng trên Tạp Chí, Báo, Bảng tin chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, mỗi bài tính 2 điểm.

-Bài tham luận được đọc tại hội thảo, mỗi bài tính 2 điểm.

-Sách viết về chuyên ngành Mỹ thuật, mỗi cuốn sách tính 8 điểm.

-Ngoài các hoạt động thuộc lĩnh vực Lý luận , Phê bình Mỹ thuật còn có tham gia sáng tác và triển lãm Mỹ thuật thì được tính điểm theo thang điểm của tác phẩm đã quy định như trên.

 

  • Về Khen thưởng & Đầu tư

-Bằng khen; Giấy khen về hoạt động chuyên môn, mỗi thành tích tính 1 điểm.

 

-Giải thưởng Mỹ thuật cấp Khu vực, thành phố, địa phương; Đầu tư sáng tác mỹ thuật, mỗi thành tích tính 2 điểm.

 

-Giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam cấp Trung ương, mỗi giải thưởng tính 3 điểm.

 

-Giải thưởng Mỹ thuật nước ngoài, mỗi giải thưởng tính 4 điểm.

 

-Giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam (Mỹ thuật toàn quốc 5 năm), mỗi giải thưởng tính 5 điểm.

 

3-Hồ sơ hợp lệ phải đạt tiêu chuẩn từ 10 điểm trở lên.

-Đối với tranh, tượng có kèm theo ảnh chụp 10 tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu, có phong cách sáng tác thống nhất thể hiện được khả năng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành xét chọn.

-Đối với Lý luận có 05 bài viết được trình bày và đóng tập hoàn chỉnh.

-Được 2 Hội viên chuyên ngành giới thiệu (trong đó phải có 1 giới thiệu của Trưởng hoặc Phó chuyên ngành).

-Photo Bằng Tốt nghiệp, Hộ khẩu hoặc KT3(nếu tạm trú), 02 ảnh chân dung 4×6.

-Tất cả được trình bày và đóng thành tập theo hướng dẫn đính kèm.

 

 

 

 

Yêu cầu trình bày Hồ sơ theo mẫu: (tập hồ sơ khoảng 20 trang, khổ giấy A4)

 

Chú thích phía dưới ảnh tác phẩm:

Tác phẩm: …………

Tác giả: ……………

Chất liệu: ………….

Kích thước: ……….

Năm sáng tác: …….

Chú ý:– Mỗi trang A4 chỉ trình bày 1 ảnh tác phẩm (chất lượng ảnh rõ nét)

– Trình bày tất cả các bức ảnh trang trọng, cùng một hướng nhìn (a hoặc b)

– Bố cục hồ sơ phần đầu là Tiểu sử tác giả, phần sau là ảnh tác phẩm.

Thông tin truy cập website: www.hoimythuattphcm.vn